Tự nguyện kiểu ma-dzê-in Việt cộng - Dân Làm Báo

Tự nguyện kiểu ma-dzê-in Việt cộng

Hạ Trắng (Danlambao) - ...Nhưng vui nhất vẫn là màn người dân bị lùa đi viếng, đi vẫy. “Viếng” là đến tận nơi thắp hương, khấn vái, khóc lóc để báo chí đưa tin, tô vẽ. Đi “vẫy” tức là đổ ra hai bên đường bất chấp thời tiết nóng lạnh, mưa bão để chờ linh cữu giễu qua mà tiễn đưa lãnh tụ về nơi ăn ngủ - à quên, nơi an nghỉ cuối cùng. Ưu tiên cho những cô bác, em cháu tự nguyện khóc, từ khóc to đến khóc nhỏ, từ rên ư ử đến giống như bò, nếu chảy nước rớt nước rãi nước mắt nước mũi ra càng tốt. Nó là thước đo sự yêu mến và tiếc thương của nhân dân đối với đồng chí lãnh đạo. Hàng “nguyên” lãnh đạo lẫn hàng “đương kim” lãnh đạo khi đi viếng đám tang đồng chí “nguyên...” đều phê trong sổ tang là “sự ra đi của đồng chí (A, B, C...) là một mất mát, tổn thất to lớn của đảng, nhà nước và nhân dân. Bất chấp đồng chí đã về hưu, đã vài chục thậm chí ngót nghét trăm tuổi, già đến mức miệng thụt vào trong, cổ đeo yếm dãi, mắt đờ con nhặng, sống chỉ làm gánh nặng cho dân thì vẫn cứ là “tổn thất”. Phải thế nó mới đúng với bài bản, quy trình của đảng. Tất cả đều mang mục đích mị dân không hơn không kém. Nó thể hiện sự ngu dốt, quê mùa, lạc hậu của chế độ cộng sản... 

*

Báo chí Cắt mạng mấy hôm nay ồ ạt đưa tin về tang lễ đồng chí Sáu Khải. Sáu Khải là “nguyên” của nhiều chức danh lắm, nhưng tóm lấy một chức danh cao nhất cho dễ nhớ là “nguyên thủ tướng chính phủ Việt cộng”. 

Báo chí, tất nhiên là lúc nào cũng phải viết theo chỉ đạo. Vấn đề gì viết sơ, vấn đề gì viết sâu, cái gì cần nhai đi nhai lại, chuyện gì phải né v.v... Tóm lại, nhà sản biến nhà báo thành bồi bút, thành bọn thợ chữ đúng nghĩa. Gặp dịp “lãnh đạo đảng ta” được đi thăm một đất nước tư bản “giãy chết” nào đó thì ối dời, quả là cơ hội to để các bác bồi bút trổ tài nổ banh xác pháo, thậm chí nổ không kém bom nguyên tử. Kinh lắm! 

Hoặc giả may mắn (í quên, chẳng may) đồng chí nào đó chết, thì đấy chính là cơ hội vàng để ca ngợi, bốc thơm cái thây ma đến tận mây xanh. 

Ông Khải được cánh bồi bút miêu tả như một lãnh đạo cộng sản kiệt xuất. Tía má ơi, đã cộng sản mà còn leo lên hàng lãnh đạo thì cái “kiệt xuất” chỉ có thể là “làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân” mà thôi. 

Mà riêng gì ông Khải. Đồng chí lãnh đạo nào khi chết đi chẳng được miêu tả như một người vừa có Tâm, có Tầm và có Tài, lại rất giản dị như Trần Dân Tiên huyền thoại nữa chứ. Tức là dập khuôn y như nhau, y như là có sẵn khuôn mẫu cho tất cả các đồng chí, khi cần thì cứ điền tên, tuổi, chức danh... tức là lý lịch là xong. Còn phẩm chất Cắt mạng, tài năng và đức độ thì mười đồng chí đều được miêu tả giống nhau như cả chục. 

Nhưng vui nhất vẫn là màn người dân bị lùa đi viếng, đi vẫy. “Viếng” là đến tận nơi thắp hương, khấn vái, khóc lóc để báo chí đưa tin, tô vẽ. Đi “vẫy” tức là đổ ra hai bên đường bất chấp thời tiết nóng lạnh, mưa bão để chờ linh cữu giễu qua mà tiễn đưa lãnh tụ về nơi ăn ngủ - à quên, nơi an nghỉ cuối cùng. Ưu tiên cho những cô bác, em cháu tự nguyện khóc, từ khóc to đến khóc nhỏ, từ rên ư ử đến giống như bò, nếu chảy nước rớt nước rãi nước mắt nước mũi ra càng tốt. Nó là thước đo sự yêu mến và tiếc thương của nhân dân đối với đồng chí lãnh đạo. Hàng “nguyên” lãnh đạo lẫn hàng “đương kim” lãnh đạo khi đi viếng đám tang đồng chí “nguyên...” đều phê trong sổ tang là “sự ra đi của đồng chí (A, B, C...) là một mất mát, tổn thất to lớn của đảng, nhà nước và nhân dân. Bất chấp đồng chí đã về hưu, đã vài chục thậm chí ngót nghét trăm tuổi, già đến mức miệng thụt vào trong, cổ đeo yếm dãi, mắt đờ con nhặng, sống chỉ làm gánh nặng cho dân thì vẫn cứ là “tổn thất”. Phải thế nó mới đúng với bài bản, quy trình của đảng. Tất cả đều mang mục đích mị dân không hơn không kém. Nó thể hiện sự ngu dốt, quê mùa, lạc hậu của chế độ cộng sản. 

Sự tự nguyện của nhân dân đi đám ma đồng chí nguyên Thủ tướng được quy định như sau. Xin lấy công văn gửi ngành Giáo dục làm ví dụ minh hoạ. 

Cụ thể như thế này: 

“-Thời gian, địa điểm: Từ 8 giờ đến 17 giờ ngày 21/3/2018. Tại dinh thống nhất, 135 Nam kỳ khởi nghĩa quận 1. 

- Thành phần, số lượng: mỗi trường cử một đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh (tối thiểu 50 người/ trường. 

- Trang phục: Nam giáo viên: Áo sơ mi trắng, quần sậm màu. Nữ giáo viên : áo dài sậm màu. Học sinh: đồng phục đi học chính khoá. 

- Các đơn vị khi đi viếng không mang theo vòng hoa, chuẩn bị một dãy băng ( màu đen, chữ trắng) ghi tên đơn vị để Ban tổ chức Lễ tang rảnh vào vòng hoa luân phiên. 

- Sở giáo dục và đào tạo đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện” (*)

Đấy, đã tự nguyện là phải thế. Người ta gọi là tự nguyện kiểu Ma-dzê-in Việt cộng. Đại khái nó cũng na ná như tình hình các đám ma hàng lãnh đạo bên nước bạn Bắc Hàn. Đứa nào bị lùa mà không đi, bắt khóc mà không khóc thì liệu hồn với chúng ông. 

* Nhớ Nghị định 38: 

Giống như các đồng chí lãnh đạo đảng khác, di hoạ , ấy quên - di sản đồng chí Sáu Khải để lại cho sự nghiệp “làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân” liệt kê 3 ngày chưa hết. Ở đây chỉ nêu ví dụ một “di sản” điển hình để thấy cái “tâm” (ác) và cái “tầm” (ngắn cũn) của Sáu Khải. Đó là Nghị định 38/2005, được Khải ký ngày 18/3/2005 dưới chiêu bài “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”

Nghị định này quy định cứ tập trung 5 người trở lên phải xin phép. Nói toạc móng heo ra là cấm tập trung đông người. Nghị định 38/2005 ra đời nhằm đề phòng và ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hoà đòi dân sinh dân chủ, kiện tụng đòi đất đai, các cuộc gặp gỡ của những công dân yêu nước... Đây là một trong những việc làm phản dân chủ, phản động nhất mà Phan Văn Khải đã thực hiện khi làm thủ tướng. Tất nhiên, nghị định 38 chỉ áp dụng cho người dân, “Không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.” 

Nghị định trên cho phép côn an đàn áp các cuộc tập trung đông người, đánh đập, bắt bớ các công dân tham gia biểu tình ôn hoà. Nghị định 38/2005 tự thân nó đã là một điều (dưới) luật vi hiến, phản dân chủ. Nó cùng nhiều điều luật, nghị định khác đã triệt tiêu quyền con người của người dân Việt Nam. 

Ở những nước tiến bộ thì luật pháp được ra đời để đảm bảo các quyền tự do của công dân. Ở Việt Nam và những nước độc tài khác, Luật pháp được sử dụng để bảo vệ chế độ toàn trị. Bởi vậy, Phan Văn Khải và nhiều lãnh đạo Cộng sản khác khi chết đi, bộ máy tuyên truyền và công an phải dùng “chuyên chính vô sản” để lùa người dân đi đóng kịch, diễn màn khóc lóc, kể lể, tiếc thương là như thế. 

Cho nên tôi mới gọi đó là “tự nguyện kiểu Ma-dzê-in Việt cộng.”

24.03.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo